toi-co-cong-dung-gi 1.jpeg

Tỏi có công dụng gì?

Tỏi là một dược liệu thiên nhiên, vừa là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết công dụng của tỏi đối với sức khỏe. Tỏi không chỉ được nhắc đến là loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bởi vì tỏi cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Nhưng trong tỏitươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin), chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. 

Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm... 

Trị mụn 

Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và tính chất kháng khuẩn nên có hiệu quả chống mụn trứng cá và các bệnh về da. Một số người nói rằng bạn có thể thoát khỏi tình trạng mụn dai dẳng bằng cách chà xát nhẹ nhàng lát tỏi sống lên mặt. Bạn cũng có thể nghiền nát củ tỏi và gạn lấy nước chiết xuất từ tỏi. 

Nhúng một miếng vải sạch vào nước tỏi và thoa lên vùng mụn trên mặt bạn. 

Dùng như thuốc kháng sinh 

Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng. 

Dùng làm siro chữa đau họng 

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước. 

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...

Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

Chia sẻ:
Tỏi - những lưu ý khi chế biến

Tỏi không chỉ là một gia vị, mà còn là “vị thuốc”. Rất nhiều món ăn hàng ngày được chế thêm tỏi mà t...

Đọc tiếp
Các loại thực phẩm tăng cường đề kháng bạn cần biết.

Danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm, các bạn hãy cùng...

Đọc tiếp
Rau lang xào tỏi

Khoai lang chắc hẳn là loại củ không còn xa lạ và được mọi người rất ưa thích bởi vị béo, bùi và già...

Đọc tiếp
Gọi điện Gửi email Nhắn tin Facebook Nhắn tin zalo Yêu cầu gọi lại
Yêu cầu gọi lại×
...
Thông báo