rau-mong-toi-ngon-bo-re 2.jpeg

Rau mồng tơi - ngon bổ rẻ

Mồng tơi là loại rau thích nhiệt độ ấm nên có nhiều vào mùa hè. Rau mồng tơi có 2 loại: Lá màu xanh và màu tím. Mồng tơi xanh cũng lại chia ra làm hai loại: Thân leo và thân thấp. Nhìn chung thì hai loại này đều có chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, rau mồng tơi tím chứa nhiều dưỡng chất hơn mồng tơi xanh. Mồng tơi có tính mát, khi thái mỏng và nấu lên thì hơi nhớt. Đây là loại rau mềm, khi nấu lên có một mùi thơm nhẹ. Mồng tơi tím có vị ngọt nhẹ và rất mát.


Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. 

Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu. Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.


Một số cách chế biến rau mồng tơi cho trẻ

Giai đoạn ăn dặm: Trẻ 6 tháng tuổi ăn rau mồng tơi bằng cách nấu với bột. Xay rau mồng tơi nhuyễn ra rồi cho vào nấu cùng bột cho trẻ ăn. Có thể bổ sung thêm thịt, trứng... vào bột cho bé. Khi trẻ lớn hơn có thể nấu cháo cho rau mồng tơi cho bé ăn.

Giai đoạn ăn cơm: Khi trẻ đã có thể ăn cơm, cha mẹ có thể dằm thức ăn với cơm cho trẻ ăn. Nên tập cho trẻ ăn rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, rau củ luộc. Nên cắt ngắn rau, củ để trẻ dễ nhai và không bị hóc.

Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi Canh rau mồng tơi nấu với tôm: chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản. Mồng tơi xào tỏi: chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa.

Chia sẻ:
Rau mông tơi - Có trị mụn không?

Rau mồng tơi có đặc tính hơi nhớt, nhưng nó lại rất ngon lành và giúp bổ sung chất nhầy cho cơ thể,...

Đọc tiếp
Gọi điện Gửi email Nhắn tin Facebook Nhắn tin zalo Yêu cầu gọi lại
Yêu cầu gọi lại×
...
Thông báo